Vần gà chọi tơ 7 tháng tuổi sẽ gồm 2 công đoạn đó là om bóp và vần gà. Đi cùng với đó là chế độ dinh dưỡng tốt và phù hợp sẽ giúp cho gà chọi có được sự dẻo dai và chịu đòn tốt hơn.

CÁCH OM BÓP CHO GÀ CHỌI TƠ

Thực hiện việc om bóp nghệ hay vào nghệ cho gà chọi tơ sẽ làm cho phần da gà trở nên dày, săn chắc và đỏ rực lên. Song song với đó phần mỡ thừa sẽ được đánh tan, chính vì vậy khi sờ vào sẽ thấy được sự chắc chắn, săn chắc trong các khối cơ. Mặc dù vậy, chỉ nên thực hiện việc om bóp cho những chú gà có sức lực tốt, gà đang khỏe mạnh, không nên tiến hành trên những con gà đang bệnh, thể trạng kém, gầy còm.
Nguyên liệu cần chuẩn bị như sau : Nghệ già giã mịn 700 gram, rượu trắng 45 độ 2 lít, xuyên khung, long não thái nhỏ và phèn chua.

TIẾN HÀNH VÀO NGHỆ

Các thao tác om bóp nghệ được thực hiện như sau : cho tất cả các nguyên liệu kể trên vào chung một bình chứa và ngâm như vậy trong 1 tháng. Sau đó lấy ra và tiến hành xoa bóp cho gà chọi, với cách này nên sử dụng cho gà chọi 7 tháng tuổi sẽ rất an toàn, nhưng không nên xoa bóp đối với gà 3 tháng tuổi.
+ Việc xoa bóp nghệ thường được thực hiện vào buổi tối, sau khi cho gà ăn uống đầy đủ và tiêu hóa xong thì các sư kê có thể vào nghệ. Tiến hành dùng chổi quét vào những vùng da đã được cắt tỉa từ trên xuống dưới, tránh vào mắt và đầu gối. Quét tập trung vào những nơi nhiều mỡ thừa, sau đó chờ nghệ khô và nhốt lại.
+ Sang sáng ngày hôm sau, cho gà đi lại và vỗ cánh tự do, tiến hành dùng khăn bông thấm nước nóng, vắt 50% nước và lau qua những vùng nghệ đã quét một lượt. Thực hiện quá trình om bóp nghệ, vô nghệ lặp đi lặp lại trong 3 ngày như vậy.

TIẾN HÀNH XẢ NGHỆ

Nguyên liệu cần chuẩn bị là trà xanh hoặc ngải cứu. Tiến hành rửa sạch lá trà xanh hoặc lá ngải cứu và cho vào nồi nước đun sôi sau đó cho để nguội bớt. Tiến hành dùng khăn bông gấp làm tư và nhúng vào nồi nước, ủ vào vị trí đã vô nghệ và xoa bóp nhẹ nhàng, liên tục như vậy trong 4 ngày.

CÁCH VẦN GÀ CHỌI TƠ 6-7 THÁNG

Vần gà chọi tơ là một công đoạn rất quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như lối chơi và kĩ năng của chiến kê. Tuy nhiên, nếu vần gà quá lâu sẽ dễ bị sợ đòn, ốm, sức khỏe bị sa sút. Chính vì vậy các sư kê phải biết các vần gà chọi tơ sao cho phù hợp và đúng cách.

LẦN ĐẦU TIÊN

VẦN ĐÒN

Vần đòn gà chọi là việc cho 2 chú gà tương đồng về trạng, quấn băng chân cẩn thận và tiến hành cho đá đòn.
Vì đây là lần đầu tiên mà gọi chọi tơ thi đấu, chính vì vậy không nên kéo dài lâu, chỉ nên dừng lại ở mức độ thử sức, làm việc với việc giao đấu mà thôi. Chính vì vậy chỉ nên tiến hành 1 hồ đòn trong lần đầu tiên này, mỗi hồ đòn khoảng từ 12 đến 15 phút, giúp gà có được sự làm quen, không bị bỡ ngõ cũng như kích thích được bản năng gà chiến.
Các sư kê nên chọn những chú gà tương đồng về chiều cao, cân nặng với gà của mình để tiến hành vần đòn. Như vậy khi thi đấu sẽ không có sự chênh lệch nhiều quá. Thêm vào đó, không nên chọn những con gà già, gà đã tham chiến nhiều bởi nó có thể sẽ gây nhiều khó dễ khi giao đấu trong lần đầu tiên này. Ngoài ra, mặc dù cựa gà lúc này chưa nhú nhưng tốt nhất phải quấn chân đánh đòn một cách cẩn thận, nhằm hạn chế tối đa các tình huống xấu xảy ra.
Sau khi kì vần đòn đầu tiên này kết thúc, tiến hành rửa sạch gà và vỗ dãi để ngăn ngừa việc gà bị hen khẹc, khò khè. Sau đó, cho gà nghỉ ngơi từ 4 đến 5 ngày để phục hồi.

VẦN HƠI

Vần hơi cho gà chọi là việc cho hai chú gà cùng trạng hoặc chênh lệch đôi chút, quấn băng chân và mỏ gà cẩn thận, sau đó cho cổ chúng quàng nhau.
Việc vần hơi cho gà sẽ nhẹ nhàng hơn nhiều so với vần đòn. Trong lần đầu tiên, có thể tiến hành vần hơi cho gà từ 2 đến 3 hồ, mỗi hồ hơi đối với gà chọi tơ thường từ 20 đến 30 phút, nhằm tạo sự giới hạn và đột phá trong chính bản thân chú gà chọi tơ, như vậy làm tăng cường sức khỏe cùng khả năng chiến đấu lên. Trong quá trình vần hơi nên quấn chân và bịt mỏ một cách cẩn thận, quấn chân có thể dùng lớp vải mỏng quấn quanh chân vài lớp, còn bịt mỏ thì có thể tự làm hoặc mua trên mạng.
Sau khi vần hơi xong, có thể cho gà xả đòn, vần đòn nhẹ trong ít phút. Tiến hành tháo bao mỏ trong 7 đến 10 phút để vỗ dãi, làm sạch gà, nên để ý tránh tình trạng gà bị mốc hoặc hen nhé. Sau đó cho gà chọi tơ nghỉ 9 ngày để hồi phục.

LẦN THỨ 2

VẦN ĐÒN

Trong lần vần đòn thứ hai này, nên cho gà chọi tơ vần trong 2 hồ để chúng thích nghi dần với việc luyện tập và chiến đấu, tổng thời gian cho 2 lần vần đòn vào khoảng từ 25 đến 30 phút. Sau đó cho gà nghỉ 8 ngày để hồi phục.

VẦN HƠI

Trong kì vần hơi lần hai này cũng tăng số lượng lên 4 hồ với các mốc gồm 20, 25, 30 và 35 phút tương ứng với hồ 1, 2, 3, 4. Việc tăng dần lên so với lần đầu tiên sẽ giúp cơ thể gà dần thích nghi và hoạt động mạnh hơn, cơ thể trở nên khỏe và bền bỉ hơn. Sau đó, cho gà xả đòn, vần đòn nhẹ trong khoảng 7 đến 10 phút. Sau quá trình vần hơi lần hai này nên cho gà nghỉ ngơi hồi phục từ 12 đến 14 ngày.

LẦN THỨ 3

VẦN ĐÒN

Ở lần vần đòn thứ 3 này, ta tăng số lượng hồ lên gấp đôi, tức 4 hồ với tổng thời gian khoảng 48 đến 60 phút. Việc này sẽ giúp gà nhanh thích nghi với việc thi đấu cường độ cao, tăng sức bền và sự dẻo dai. Sau đó cho gà nghỉ hồi phục từ 12 đến 14 ngày.

VẦN HƠI

Đây sẽ là kỳ vần hơi cuối cùng, số hồ vần hơi cũng là 4 nhưng các mốc thời gian như sau 30, 40, 50, 60. Sau đó cho 10 phút để hai gà xả đòn. Tuy nhiên với 4 hồ vần hơi như trên thì sẽ khiến gà chọi tơ rất mệt chính vì vậy việc xả đòn sẽ không có nhiều sự hăng hái.
Với tổng thời gian cho kì vần hơi này lên đến 3 tiếng, chính vì vậy khoảng thời gian cho gà nghỉ hồi phục cũng khá lâu,từ 18 đến 22 ngày.

LẦN THỨ 4

VẦN ĐÒN

Lần thứ 4 này, việc vần đòn gà chọi tơ sẽ được tăng lên thành 6 hồ, mỗi hồ khoảng từ 12 đến 15 phút, vì vậy tổng thời gian cho vần đòn lần này là từ 72 đến 90 phút giao đấu. Sau khi vần đòn xong tiến hành rửa sạch phần vết thương và vỗ dãi. Sau đó cho hồi phục sâu từ 20 đến 25 ngày.

VẦN GÀ CHỌI TƠ CẦN CHÚ Ý GÌ

TRẠNG THÁI SỨC KHỎE TỐT

Để đáp ứng được những bài tập có tính khắc nghiệt đối với những chú gà chọi tơ thì trước khi tiến hành vần đòn, vần hơi, gà phải đạt được trạng thái sức khỏe tốt, sung mãn. Tránh trường hợp đi vần khi gà đang ốm hoặc mới ốm dậy.

CHỈ ĂN NHẸ TRƯỚC KHI VẦN

Không nên cho gà ăn quá no hoặc cho ăn những thức ăn khó tiêu, thức ăn tươi tanh bởi nó sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình vần đòn, vần hơi, dễ mắc các vấn đề về tiêu hóa.

RỬA SẠCH VÀ VỖ DÃI KỸ

Đây là công đoạn rất quan trọng sau khi cho gà vần hơi, vần đòn nhằm tránh các bệnh liên quan đến hen, khò khè, đờm, mốc…mà những sư kê thiếu kinh nghiệm hay gặp phải.

BẢO HỘ CẨN THẬN

Nhằm hạn chế được những chấn thương không đáng có trong quá trình vần hơi, vần đòn. Cũng như các tình huống bị chấn thương nặng, bị chọc mù mắc do cựa và chân đối thủ. Chính vì vậy hãy kỹ lưỡng trong việc bọc chân, bao mỏ gà cẩn thận.

CHỌN ĐỐI THỦ CÙNG TRẠNG

Bạn nên lựa chọn kỹ đối thủ khi luyện vần gà chọi tơ, không nên thi đấu với những đối thủ không cùng trạng hoặc gà già. Như vậy trong quá trình luyện tập sẽ dễ bị mất cân bằng, bị đá phủ đầu, không tốt cho gà chọi tơ của bạn.

PHƠI KHÔ GÀ DƯỚI NẮNG

Nhằm ngăn ngừa tình trạng ướt lông khi thi đấu và dẫn đến bị mốc, bạn nên tiến hành phơi gà trong ánh nắng từ 10 đến 15 phút để bộ lông gà được khô và cơ thể cũng trở nên nhẹ nhàng hơn.

LUYỆN TẬP VẦN GÀ THEO ĐÚNG LỊCH

Bạn phải tuân thủ đúng các mốc thời gian của các hồ khi tiến hành vần đòn, vần gà cũng như những khoảng thời gian nghỉ xả, hồi phục để cơ thể gà có thể đạt được trạng thái khỏe nhất, sung mãn nhất.