Là một trong những căn bệnh thường gặp trong quá trình chăn nuôi, gà bị liệt chân sẽ có các triệu chứng nặng dần từ xã cánh, tiêu chảy, ốm yếu đến tử vong. Trong trường nguyên nhân của gà liệt chân là do bệnh Marek thì thời gian phát bệnh sẽ vào khoảng từ 12-20 tuần, các bệnh khác thì khoảng thời gian bất kì. Việc nắm rõ được những yếu tố nào quan trọng không chỉ điều trị nhanh và hiệu quả bệnh gà bị liệt chân mà nó còn giúp phòng tránh và kiểm soát tốt, tránh bùng phát bệnh.

GÀ BỊ LIỆT CHÂN LÀ GÌ

GÀ BỊ LIỆT CHÂN
Đây là một trong những loại bệnh hay xuất hiện ở các loài động vật gia cầm nói chung và ở gà nói riêng. Triệu chứng gà bị liệt chân do virus Herpes gây ra bằng việc thâm nhập vào cơ thể, tác động lên thần kinh ngoại biên và các tế bào nội tạng, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận động của gà. Cơ chế hoạt động của virus Herpes là tạo ra các khối u bằng việc sản sinh ra các tế bào limpho, nếu không chữa trị kịp thời về lâu dài sẽ dẫn đến bại liệt hoặc nặng hơn là tử vong.
Tuy nhiên, tùy vào độc tính của virus Herpes cũng như khả năng đề kháng trong cơ thể gà mà bệnh có thể ở mức độ mãn tính hoặc cấp tinh.
GÀ BỊ LIỆT CHÂN LÀ GÌ

CÁC TRƯỜNG HỢP DẪN ĐẾN GÀ BỊ LIỆT CHÂN

THIẾU CANXI

Đối với gà con từ 2 đến 4 tuần tuổi, thông thường nếu mắc bệnh gà bị liệt chân ở giai đoạn này phần lớn là do việc thiếu canxi gây ra. Nguyên nhân là do thức ăn chính ở thời kì này cám công nghiệp, giúp phát triển trọng lượng lên nhanh nhưng tỷ lệ canxi trong loại thức ăn này lại không nhiều, từ đó ảnh hưởng đến hệ thống xương cũng như xuất hiện tình trạng gà bị yếu chân, liệt chân ảnh hưởng đến việc ăn uống, hoạt động, lâu dần sẽ bị tử vong.
GÀ CON BỊ LIỆT CHÂN
Khi gà trong giai đoạn này mắc bệnh, tiến hành dùng dung dịch canxi nhỏ trực tiếp để điều trị hoặc có thể phòng bệnh này bằng việc pha vào nước cho đàn gà uống. Ngoài ra, trong thức ăn hàng ngày của gà nên bổ sung thêm bột canxi nhằm hạn chế tình trạng thiếu canxi hay xảy ra khi gà con ăn cám công nghiệp.

DO MẮC BỆNH MAREK

Đây cũng là một trong những bệnh rất thường gặp, đặc biệt là gà ở giai đoạn từ 12 đến 20 tuần tuổi, khi thời tiết bên ngoài thay đổi.
Không chỉ có triệu chứng liệt chân mà những con gà mắc bệnh Marek còn có thêm các biểu hiện như cánh và cổ bị liệt, chân không bình thường khi một cái đưa về trước, cái đưa về sau, bị tiêu chảy…Đây là bệnh rất nguy hiểm vì chưa có thuốc chữa trị đặc hiệu. Do đó mà phải quan tâm nhiều đến vấn đề phòng bệnh. Phải đảm bảo môi trường sống của gà được khử trùng, vệ sinh sạch sẽ thường xuyên và định kì. Tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Marek cũng như bổ sung vitamin C cho gà khi thời tiết thay đổi.
GÀ BỊ LIỆT CHÂN DO MẮC BỆNH MAREK
Thời gian ủ bệnh từ 3 đến 4 tuần, phát triển thành thể cấp tính và mãn tính, cụ thể :
Đối với gà từ 4 đến 8 tuần tuổi hoặc sớm hơn thường ở dưới dạng thể cấp tính, biểu hiện thường thấy là ủ rũ, suy yếu và chết đột ngột, tỷ lệ chết từ 20 đến 30%.. Ngoài ra, còn có các triệu chứng như bỏ ăn, khó khăn khi di chuyển, bại liệt, ỉa chảy, xã cánh một bênh, tỷ lệ đẻ giảm mạnh.
Đối với gà từ 4 đến 8 tháng tuổi thường ở dưới dạng thể mãn tính, gồm thể thần kinh và thể mắt.
+ Thể thần kinh : biểu hiện bằng các triệu chứng : khó khăn trong đi lại, chân liệt nhẹ rồi từ từ bại liệt hoàn toàn, cánh xã một bên hoặc hai bên, phần đuôi bị rủ hoặc lệch một bên.
+ Thể viêm mắt : Biểu hiện bằng các triệu chứng : viêm mắt nhẹ, chảy nước mắt trong, mẫn cảm với ánh sáng. Càng lâu dần thì bị viêm mống mắt, mủ trắng xuất hiện ở khóe mắt, thị lực kém dần, khó khăn trong việc ăn uống và cuối cùng bị mù.
GÀ BỊ LIỆT CHÂN DO BỆNH MAREK
Chính vì bệnh Marek này không có thuốc chữa trị đặc hiệu, do đó mà phải thực hiện nghiêm túc việc phòng bệnh, gồm :
+ Tiến hành tiêm vắc xin phòng bệnh Marek đối với gà 1 ngày tuổi dùng để nuôi lấy trứng hoặc nuôi làm giống.
+ Tiến hành phòng bệnh Marek bằng việc vệ sinh phòng bệnh thú y cũng như trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh sạch sẽ đặc biệt là phần lông phải được đem đi tiêu hủy nhằm tiêu diệt virus có trong phần chân lông.
+ Phải thiết kế khu vực riêng dành cho gà mái đẻ hoặc gà con trong các trại gà quy mô lớn, trại gà nuôi công nghiệp. Thực hiện triệt để việc “cùng nhập, cùng xuất” tức khi đưa gà vào cũng như khi xuất chuồng thì phải cùng lúc. Sau đó khu vực sinh sống, dụng cụ chăn nuôi… phải được khử trùng, tẩy uế bằng thuốc chuyên dụng và phải để chuồng trống ít nhất 1 tháng tiếp theo mới cho lứa mới vào. Nếu trước đó đã có gà nhiễm bệnh phải để trống ít nhất 3 tháng và phải khử trùng tiêu độc định kì.
+ Hạn chế việc chăn nuôi hỗn hợp giữa gà trưởng thành và gà con trong một khu vực, tiến hành nghiêm chỉnh việc chăn nuôi an toàn sinh học.

GÀ BỊ LIỆT CHÂN Ở THỜI ĐIỂM ĐẺ TRỨNG

GÀ BỊ LIỆT CHÂN Ở THỜI ĐIỂM ĐẺ TRỨNG
Cũng có nhiều trường hợp xảy ra việc gà bị bệnh liệt chân khi đang trong giai đoạn đẻ trứng, việc này thường thấy ở những trang trại công nghiệp chuyên nuôi lấy trứng. Nguyên do là việc tiêu hao nhiều lượng canxi trong quá trình đẻ trứng nhưng không được bổ sung đầy đủ trong thức ăn, dẫn đến việc gà bị yếu chân. Do đó, mà trong giai đoạn này, phải bổ sung đầy đủ lượng canxi nhằm giúp gà đẻ trứng được khỏe mạnh và chất lượng trứng được tốt hơn, vỏ cứng hơn.

GÀ BỊ LIỆT CHÂN TRONG GIAI ĐOẠN ẤP NỞ

GÀ BỊ LIỆT CHÂN TRONG GIAI ĐOẠN ẤP NỞ
Đây là hiện tượng cũng khá thường gặp, biểu hiện là gà con khi vừa nở ra đã bị co quắp lại, chân không thể đi được, bị bại liệt hoàn toàn. Khi bị trường hợp này phải tiến hành đánh giá lại chất lượng gà bố mẹ cũng như chất lượng trứng nhằm đảm bảo rằng phải hoàn toàn sạch bệnh.
Ngoài ra, khi gà mắc bệnh dịch tả (Newcastle) cũng khiến gà bị liệt chân. Do đó mà phải xem xét thêm các triệu chứng khác của gà để có thể biết chính xác nguyên nhân mắc bệnh và cách điều trị hiệu quả.