TRIỆU CHỨNG CỦA GÀ BỊ SỦI BỌT Ở MẮT

Đầu tiên, chúng ta cần phải xác định được các triệu chứng của bệnh nhằm có thể phân biệt được các loại đau mắt khác nhau, từ đó mới đưa ra liệu trình điều trị tốt nhất.
GÀ BỊ SỦI BỌT Ở MẮT
Cụ thể đối với bệnh sủi bọt ở mắt, đầu tiên có thể thấy được mặt gà bị sưng lên 1 bên. Sau đó từ 1 bên mắt lây thành 2 bên. Nặng hơn nữa thì mắt gà gần như bị nhắm tịt lại, không thể mở ra đồng thời gà bị sủi bọt màu trắng, chảy nước mắt. Những dấu hiệu này có thể thấy và xác định được bằng mắt thường.
Thêm vào đó, có nhiều trường hợp gà bị sủi bọt ở mắt do giun, sán kí sinh trong mắt. Do đó phải tiến hành kiểm tra kỹ xem có vật thể lạ bên trong mắt gà hay không nhằm điều trị nhanh chóng.

NGUYÊN NHÂN GÌ LÀM GÀ BỊ SỦI BỌT Ở MẮT

Việc gà bị sủi bọt ở mắt là một trong những bệnh lý có nhiều nguyên nhân tác động nên, có thể là từ tác nhân bên ngoài làm cho mắt gà bị sưng, có bọt, chảy nước mắt. Hoặc bệnh lý này đi kèm với những triệu chứng bệnh khác như khò khè bọt mắt…
NGUYÊN NHÂN GÀ BỊ SỦI BỌT Ở MẮT
+ Việc môi trường không sạch sẽ, chứa nhiều các vi trùng, vi khuẩn độc hại là một trong những nguyên nhân làm cho gà bị sủi bọt ở mắt.
+ Chuồng nuôi thiết kế bị bí, không thông thoáng làm môi trường sống của gà có chứa nhiều loại khí độc như NH2, CO2, H2S…từ đó ảnh hưởng xấu đến đường hô hấp và các bệnh về mắt.
+ Trong nhiều trường hợp do gà dùng chân gãi vào mắt khiến nó bị trầy, từ đó tạo cơ hội có vi khuẩn, bụi bẩn xâm nhập vào.
+ Không tiến hành tẩy giun, sán cho gà một cách đầy đủ, định kì.

CÁCH CHỮA GÀ BỊ SỦI BỌT Ở MẮT HIỆU QUẢ

Việc xác định được nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng gà bị sủi bọt ở mắt sẽ giúp đưa ra phương án chữa phù hợp và hiệu quả. Nếu do các nguyên nhân về ngoại lực bên ngoài tác động thì phải chữa theo cách khác, nếu do giun sán hoặc các bệnh lý khác đi cùng thì phải chữa theo cách khác.
CÁCH CHỮA GÀ BỊ SỦI BỌT Ở MẮT

YẾU TỐ BÊN NGOÀI TÁC ĐỘNG

Khi đã xác định được gà bị sủi bọt ở mắt là do các yếu tố bên ngoài tác động vào thì việc chữa trị cũng khá đơn giản. Đầu tiên, tiến hành dùng nước muối sinh lý của người rửa sạch phần mắt gà cũng như bên trong phần họng và mũi. Sau khi đã rửa sạch, tiếp theo dùng thuốc mỡ Tetraxilin của người và thoa vào trong mắt của gà từ 2 đến 3 ngày. Tiến hành các bước như trên một cách tuần tự và liên tục sẽ giúp việc vệ sinh của mắt, mũi, miệng gà được tốt hơn, từ đó điều trị được hiệu quả.
CHỮA GÀ BỊ SỦI BỌT Ở MẮT BẰNG THUỐC MỠ TETRACYCLIN
Ngoài ra, trong trường hợp gà bị sủi bọt ở mắt nhưng mức độ nặng, đã kéo dài lâu thì tiến hành tiêm Tylosin với liều lượng 2,5ml/lần, 1 ngày tiêm 1 lần sẽ có hiệu quả.

GIUN SÁN KÝ SINH BÊN TRONG MẮT

Nếu kiểm tra bên trong mắt của gà có phát hiện giun sán kí sinh bên trong thì việc đầu tiên phải làm chính là loại bỏ nó ra khỏi mắt. Tuy nhiên việc loại bỏ này không nên thực hiện bằng tay hoặc các vật dụng thông thường mà phải thực hiện bằng các loại thuốc chuyên dụng để tiến hành.
CHỮA GÀ BỊ SỦI BỌT Ở MẮT BẰNG LEVAMISOLE
Đầu tiên, tiêm thuốc Levamisole với liều lượng được ghi rõ trên giấy hướng dẫn sử dụng. Song song với đó cho gà uống thuốc xổ giun sán định kì. Cuối cùng, theo dõi tình trạng sủi bọt mắt xem đã đỡ hơn chưa để có thể điều chỉnh liều lượng điều trị một cách tốt nhất.

PHÒNG CHỐNG GÀ BỊ SỦI BỌT Ở MẮT

Việc phòng chống cũng quan trọng không kém cách chữa trị nhằm hạn chế tình trạng gà sủi bọt ở mắt bị tái phát nhiều lần, ảnh hưởng đến sức khỏe của gà cũng như tốn nhiều công chữa trị và chăm sóc của người nuôi.

GIỮ VỆ SINH CHUỒNG TRẠI

Việc chuồng trại dơ bẩn, kém vệ sinh là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh khác nhau không chỉ bệnh lý gà bị sủi bọt ở mắt. Do đó mà phải giữ cho chuồng trại sạch sẽ, thông thoáng, hạn chế mùi hôi hay không gian bí, tù. Tiến hành vệ sinh thường xuyên 1 vài ngày/lần, trong trường hợp nuôi nhiều phải vệ sinh hàng ngày. Mặc dù thiết kế chuồng trại thông thoáng nhưng nhiệt độ vẫn phải ổn định, tránh tình trạng thay đổi nhiệt độ đột ngột ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của gà. Ngoài ra, phải thực hiện việc tiêu độc khử trùng nơi sinh sống của gà một cách đầy đủ và định kì.
VỆ SINH CHUỒNG TRẠI NHẰM PHÒNG BỆNH GÀ BỊ SỦI BỌT Ở MẮT

THỰC HIỆN TIÊM PHÒNG ĐỊNH KÌ

Một trong những lưu ý quan trọng khác nhằm phòng tránh bệnh gà bị sủi bọt ở mắt cũng như các bệnh liên quan đó chính là thực hiện đầy đủ và định kì việc tiêm phòng vắc xin cho gà. Nhằm nâng cao sức đề kháng trong cơ thể, ngăn ngừa các bệnh thường gặp. Ngoài ra, cũng phải tiến hành tẩy giun sán cho gà một cách đầy đủ để việc phòng tránh đạt hiệu quả cao.
TIÊM PHÒNG ĐỊNH KÌ NHẰM PHÒNG BỆNH GÀ BỊ SỦI BỌT Ở MẮT

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG PHÙ HỢP

Ngoài khẩu phần ăn chính, thức ăn thông thường thì phải bổ sung thêm các loại đồ ăn giàu vitamin, khoáng chất, protein…thường có trong rau củ và các loại đồ ăn tanh, tươi. Thêm vào đó có thể sử dụng các loại thuốc vitamin, thuốc cung cấp kháng chất nhằm tăng cường sức đề kháng của gà, từ đó hạn chế mắc các bệnh thông thường cũng như bệnh lý gà bị sủi bọt ở mắt. Các loại vitamin nên bổ sung gồm vitamin A, vitamin C hoặc điện giải Bcomplex.

THEO DÕI THƯỜNG XUYÊN

Việc theo dõi thường xuyên hoạt động, hành vi của gà nhằm có thể nhận biết được nhanh chóng các triệu chứng bệnh lý ngay từ đầu, giúp quá trình điều trị trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn nhiều. Đối với bệnh gà bị sủi bọt ở mắt cũng như vậy, nếu thường xuyên theo dõi thì có thể nhận thấy các dấu hiệu bất thường đầu tiên ở mắt gà, từ đó quá trình điều trị sẽ nhanh chóng và hiệu quả. Trong trường hợp nếu để bệnh lý này lâu hơn thì ảnh hưởng rất nhiều đến thị lực, khả năng gây mù mắt rất cao.