HƯỚNG DẪN CẮT TAI TÍCH GÀ CHỌI BẰNG KÉO

Đây là dụng cụ đơn giản, dễ thực hiện, đặc biệt là phù hợp với những sư kê ít kinh nghiệm. Việc cắt tai gà chọi bằng kéo còn giúp cho người thực hiện ít có cảm giác run tay, nhợn tay. Tuy nhiên nó sẽ không giúp tỉa được tai theo ý thích riêng, vết cắt bằng kéo cũng ít sắt nét hơn, một vài trường hợp có thể còn dính lại vài râu ria không được gọn gàng cho lắm.
CẮT TAI TÍCH GÀ CHỌI
Các bước cắt tai gà chọi bằng kéo được thực hiện như sau :
+ Tiến hành dùng ngón cái và trỏ giữ lấy tai và tích gà
+ Xoa ít cồn vào chổ sắp cắt và dùng tay bóp, day vài lần để gà quen với việc đau.
+ Cuối cùng, lấy kéo cắt dứt khoát, sau đó tiến hành cầm máu lại.
Có thể cầm máu bằng phần lông tơ trong nách của gà hoặc lọ ghẹ ở dưới đáy nồi đều được. Trong trường hợp chỉ có 1 mình thì ngồi đè lên gà, lấy hai chân kẹp chặt gà lại, như vậy hai tay sẽ rãnh để có thể dễ cắt. Nếu có thêm người giúp thì dễ dàng hơn. Ngoài ra, nếu muốn vết thương mau lành thì tiến hành khâu vết cắt lại.
CÁCH CẮT TAI TÍCH GÀ CHỌI BẰNG KÉO
Thông thường các vết cắt sẽ nối da non lại sau khoảng một tuần. Trong quá trình cắt có thể chuẩn bị thêm tô nước sạch để nhúng rửa kéo, giúp việc cắt dễ dàng và gọn đi nhiều. Sau khi cắt xong không nên cho gà uống nước mà hãy để sang ngày hôm sau. Những lúc gà đang rụng, thay lông nên tránh cắt vì những lúc vậy máu sẽ loãng. Ngoài ra, chờ vết thương bung vẩy mới cho vần xổ gà bình thường.

HƯỚNG DẪN CẮT TAI TÍCH GÀ CHỌI BẰNG DAO LAM

Việc cắt tai tích gà chọi bằng dao làm phù hợp với những người đã có kinh nghiệm, quen tay bởi nó giúp cho người cắt có thể gọt bỏ những phần thịt nhỏ, li ti làm ảnh hưởng đến ngoại hình của gà chọi cũng như trông gọn gàng và sắc xảo hơn. Ngoài ra, việc cắt bằng dao lam sẽ ngọt và sắc hơn với đường kéo, do đó mà gà sẽ ít cảm giác đau đớn hơn.
CÁCH CẮT TAI TÍCH GÀ CHỌI BẰNG DAO LAM
Việc cắt tai gà chọi đúng cách thì chỉ hớt đi phần da bên ngoài, còn phần da non cũng như niêm mach vẫn còn giữ nguyên. Việc này giúp cho gà bớt chảy máu do chỉ cắt những phần có mao mạch máu nhỏ. Tiến hành cầm máu bằng lông tơ ở nách gà hoặc lọ ghẹ đáy nồi.

CẮT TAI TÍCH GÀ CHỌI CẦN LƯU Ý NHỮNG GÌ

+ Nếu là gà đòn thì chỉ hớt tai và tích, còn nếu là gà đá cựa sắt thì nên hớt tai, tích và cả mào để đối thủ không có nơi để bám đá. Trong trường hợp mào gà quá to, có thể cắt bớt khoảng 1 nửa, để lại phần gốc to ở dưới, vừa đủ để có thể che được phần sọ sau ót nhưng lại gọn gàng, hạn chế việc bị đối thủ bấu vào khi chiến đấu. Ngoài ra, dụng cụ cắt tai tích càng bén thì vết cắt càng chảy ít máu và ít đau cho gà hơn.
NHỮNG LƯU Ý KHI CẮT TAI TÍCH GÀ CHỌI
+ Việc cắt tai tích gà chọi thường chỉ được thực hiện với gà trưởng thành từ 7 tháng tuổi trở lên do phần tai tích gần như không còn mọc dài ra được nữa. Ngoài ra, chỉ thực hiện trên những con gà chọi khỏe mạnh, sung mãn, hạn chế làm trên những con đang bệnh, mới đá về hoặc đang trong quá trình rụng lông, thay lông.
+ Thời điểm cắt tai gà chọi nên vào khoảng những lúc trăng khuyết, nhiệt độ thích hợp không quá nóng cũng như quá lạnh để vết cắt bớt đau và chảy máu. Ngoài ra, trước đó 2 ngày nên cho gà uống 1 viên vitamin K để hỗ trợ đông máu, giúp quá trình cầm máu sau cắt được dễ và nhanh chóng hơn.
+ Thời điểm cắt tai tích gà chọi tốt nhất là khoảng 6h chiều, tuy nhiên khoảng 11h trưa ngày hôm đó phải bắt đầu cất nước lại, không cho gà uống. Nên rửa sạch dùng cụ cắt nhằm hạn chế nhiễm trùng. Phải chờ cho vết cắt được bong vẩy mới cho gà vần sổ, không nên sổ sớm dễ rách vết thương, sẽ khó lành hơn.
CẮT TAI TÍCH GÀ CHỌI CẦN QUAN TÂM GÌ
+ Ngoài ra, gà chọi sau khi cắt tai tích thì khoảng 1 tháng sau mới bắt đầu đi đá được bởi khi này phần thịt bên trong vết cắt đã liền hẳn.

HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CHO GÀ CHỌI CẮT TAI TÍCH

+ Tiến hành khử trùng chuồng nuôi của gà bằng vôi bột nhằm giữ vệ sinh, tránh nhiễm trùng vết cắt tai tích. Ngoài ra, trong quá trình này nên để ý chuồng trại, đảm bảo không để gió lùa, nhiệt độ thấp nhằm ngăn chặn tình trạng nhiễm lạnh.
+ Trong quá trình hồi phục chờ vết cắt tai tích lành, nên bổ sung cho gà thêm nhiều chất dinh dưỡng đặc biệt là đạm và protein trong các chất tanh, tươi như thịt bò, lươn trạch, thịt heo nạc…giúp quá trình hồi phục nhanh hơn. Trong trường hợp sau khi cắt gà trở nên yếu hơn thì phải tiến hành nấu kỹ các loại thức ăn cũng như cho ăn cơm nóng thay thóc giúp quá trình hấp thụ được tốt hơn.
CÁCH CHĂM SÓC GÀ CHỌI SAU KHI CẮT TAI TÍCH
Việc cắt tai tích gà chọi tưởng chừng khá đơn giản nhưng để có thể làm nhanh gọn, ít chảy máu, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của gà thì phải đòi hỏi kỹ năng và kinh nghiệm của người thực hiện. Mỗi sư kê tùy vào khả năng của mình mà lựa chọn dụng cụ cắt là kéo hay dao lam để thực hiện, tuy nhiên phải khử trùng kĩ các dụng cụ này nhằm tránh nhiễm trùng ở vết cắt tai tích. Kết hợp với chế độ nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý sẽ giúp cho gà chọi mau hồi phục, chỉ khoảng 1 tháng sau là gà đã có thể ra trận với diện mạo mới gọn gàng và đẹp đẽ hơn.