GÀ ĐÁ BỊ SUY LÀ GÌ

Gà đá bị suy hay gà chọi thiếu thịt là tình trạng của những con gà có hình dáng gầy còm so với phần khung xương của chúng, do đó mà khi gà đá bị suy sẽ thấy được phần xương lộ ra rõ ràng. Đây là một trong những tình trạng không hiếm gặp khi các sư kê chăm sóc gà chọi, gà đá của mình.
GÀ ĐÁ BỊ SUY

CÁC NGUYÊN NHÂN LÀM GÀ ĐÁ BỊ SUY

Việc gà chọi bị thiếu thịt được xảy ra với nhiều nguyên nhân, công tác xác định chính xác nguyên nhân sẽ giúp cho quá trình chữa trị và phòng chống trở nên hiệu quả, nhanh chóng hơn.
+ Nguyên nhân đầu tiên là có thể gà chọi đang bị ốm hoặc mới hết bệnh. Những trường hợp như vậy sẽ dẫn đến việc gà đang có sức khỏe kém, hệ tiêu hóa chưa khỏe để hấp thu tốt các chất dinh dưỡng, từ đó gà đá bị suy, thiếu thịt.
CÁC NGUYÊN NHÂN LÀM GÀ ĐÁ BỊ SUY
+ Nguyên nhân thứ hai là vấn đề về hệ tiêu hóa, gà chọi ăn không tiêu, chướng diều, đi ngoài phân trắng lẫn thức ăn chưa tiêu. Trường hợp này phần lớn là do chế độ ăn uống chưa hợp lý làm thức ăn chưa tiêu bị tồn ứ lại. Khiến gà trở nên mệt mỏi, chán ăn và ngày càng bị suy, thiếu thịt.
+ Ngoài ra, nhiều trường hợp do gà chọi đang bị giun sán trong người, do đó mà chất dinh dưỡng gần như bị hấp thụ hết. Thêm vào đó còn khiến gà mắc thêm các bệnh liên quan đến rối loạn hệ tiêu hóa, từ đó gà chọi bị suy, thiếu thịt mặc dù chế độ ăn vẫn đầy đủ, đảm bảo.
TẠI SAO GÀ ĐÁ BỊ SUY
+ Cuối cùng, nguyên nhân phần lớn là do chế độ ăn uống không đầy đủ, thiếu các chất dinh dưỡng đặc biệt là đạm, protein để gà chọi có thể phát triển cơ bắp một cách tốt nhất.

DẤU HIỆU GÀ ĐÁ BỊ SUY, GÀ CHỌI THIẾU THỊT

+ Đầu tiên là việc thấy rõ gà ốm trơ xương, lộ phần khung xương ra bên ngoài. Việc này có thể nhận biết dễ dàng.
+ Khi tiến hành nhấc bổng gà lên hoặc cân ký thì thấy trọng lượng nhẹ hơn so với những con gà cùng tuổi, cùng giống hoặc so với hình dung của người nuôi.
DẤU HIỆU GÀ ĐÁ BỊ SUY, GÀ CHỌI THIẾU THỊT
+ Khi gà trưởng thành thì sẽ có trọng lượng khá ổn đinh, tuy nhiên nếu xuất hiện tình trạng gà chọi bị tụt ký nhanh thì phải hết sức lưu ý.

HƯỚNG DẪN CÁCH NUÔI GÀ ĐÁ BỊ SUY, GÀ CHỌI THIẾU THỊT

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG

+ Trong trường hợp gà đang có vấn đề về hệ tiêu hóa thì phải tiến hành cho gà chọi ăn thành nhiều bữa nhỏ, mỗi bữa một ít như vậy sẽ giúp gà ăn ngon hơn, hấp thụ tốt hơn. Thức ăn nên được nấu kỹ nhằm giúp gà dễ tiêu hóa. Song song với đó cho gà uống thêm men tiêu hóa nhằm hỗ trợ tình trạng ăn không tiêu, khó tiêu.
MEN TIÊU HÓA HỖ TRỢ GÀ ĂN KHÔNG TIÊU, CHỮA GÀ BỊ SUY
+ Tiến hành sử dụng Boganic và Enervon C. Cả hai đều dùng liều lượng 1 viên mỗi ngày. Cùng với đó là tiêm Catosal liều lượng 3 lần mỗi ngày, lượng tiêm mỗi lần là 1cc.
+ Hạn chế việc không ăn nhiều một loại thức ăn như thóc hoặc mồi tanh mà cần phải kết hợp thóc, mồi và rau xanh theo tỷ lệ phù hợp với từng giai đoạn phát triển của gà chọi. Ngoài ra, nếu thân hình gà quá ốm, gầy thì có thể cho ăn thêm xen kẽ cám công nghiệp để nhanh có thịt, có lực hơn.
+ Đối với các trường hợp gà ăn nhiều nhưng vẫn bị suy, thiếu thịt thì phải tiến hành tăng số lượng bữa trong ngày lên, đồng thời cung cấp thêm chất dinh dưỡng từ mồi tanh, thịt bò, thịt heo nạc…Đồng thời giã nhuyễn tỏi trộn chung với thức ăn hoặc nước uống nhằm hỗ trợ quá trình tiêu hóa cho gà, từ đó tăng khả năng hấp thụ của cơ thể.
CHO GÀ ĂN TỎI HỖ TRỢ ĂN KHÔNG TIÊU, CHỮA GÀ BỊ SUY
+ Nhiều trường hợp, gà chọi không chịu ăn thóc lúa mà chỉ tập trung ăn mồi tanh, thịt bò thì nên thực hiện việc giảm tỷ lệ mồi tanh, thức ăn tươi xuống thay vào đó thay dần bằng việc ăn thóc lúa nhằm giúp gà cải thiện được việc bị suy, thiếu thịt bởi dù gì thóc lúa vẫn là một trong những loại thức ăn chính tăng trọng cho gà chọi tốt nhất.

CHẾ ĐỘ CHĂM SÓC VÀ LUYỆN TẬP

+ Đối với gà đá bị suy, gà chọi thiếu thịt nên được bố trí ngủ ở những khu vực hạn chế gió lùa, nhiệt độ phải ấm áp nhằm hạn chế các bệnh tật liên quan trong quá trình chăm sóc. Ngoài ra, không nên nhốt chung những con bị suy, thiếu thịt với những con gà chọi sung mãn, hung hăn.
+ Thêm vào đó, phải tiến hành vệ sinh chuồng trại, khu vực sống của gà chọi một cách thường xuyên nhằm ngăn ngừa vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi, phòng các loại bệnh truyền nhiễm bởi khi gà bị nhiễm bệnh sẽ thường bỏ ăn, ốm yếu và dễ bị suy, thiếu thịt. Thêm vào đó nên cho gà được tự do đi lại kiếm ăn, tắm nắng thường xuyên.
VỆ SINH CHUỒNG TRẠI, NGĂN NGỪA BỆNH TẬT, PHÒNG GÀ BỊ SUY
+ Đối với chế độ luyện tập cho gà bị suy, thiếu thịt nên chỉ ở mức độ nhẹ hơn so với gà chọi bình thường bởi sức khỏe của chúng lúc này còn yếu, chưa được sung mãn. Có thể tiến hành các bài tập như chạy giàng, nhảy hoặc quần bội nhẹ khoảng từ 7 đến 10 phút. Mỗi sáng sớm nên cho gà ít phút phơi nắng giúp sự hồi phục trở nên nhanh hơn. Đối với các bài luyện tập nặng hơn vần hơi, vần đòn nên chỉ được áp dụng khi gà đã đủ có đủ sức khỏe, sung mãn sau thời gian bị suy.
+ Ngoài ra, không nên thực hiện việc om bóp, vào nghệ cho gà bị suy, thiếu thịt bởi nó sẽ làm cho tình trạng càng nặng hơn. Thay vào đó chỉ nên phun nước chè cùng với việc om bóp nhẹ nhàng, dành vài phút phơi nắng sớm rồi cho nghỉ ngơi để giúp gà chọi nhanh hồi phục sức khỏe và sự sung mãn.
CHO GÀ TẮM NẮNG TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE, PHÒNG GÀ BỊ SUY
Việc thực hiện chế độ dinh dưỡng, chăm sóc và luyện tập như trên đối với gà chọi bị suy, thiếu thịt là hết sức quan trọng. Giúp gà nhanh chóng hồi phục sức khỏe, tăng trọng lượng và phát triển cơ thể, sự sung mãn, thể lực một cách tốt nhất. Từ đó có thể tự tin bước vào các trận đấu với những đối thủ khác nhanh chóng.